Tạp chí nhà đẹp

Võ Trọng Nghĩa kiến trúc sư nổi tiếng Việt Nam: Công trình và giải thưởng

Võ Trọng Nghĩa là một kiến trúc sư người Việt Nam. Anh là cựu sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, trong quá trình học tại đây, anh đã giành được học bổng du học và lấy bằng kiến trúc sư từ Đại học Tokyo.

Thông tin về kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa

Võ Trọng Nghĩa
Vo Trong Nghia.png
Sinh 1976
xã Phú Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
Quốc tịch Việt Nam Việt Nam
Trường lớp Đại học Tokyo
Nghề nghiệp Kiến trúc sư
Giải thưởng Kiến trúc sư của năm 2012
Nơi công tác Vo Trong Nghia Architects

Võ Trọng Nghĩa (sinh năm 1976) là một kiến trúc sư người Việt Nam. Anh là cựu sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, trong quá trình học tại đây, anh đã giành được học bổng du học và lấy bằng kiến trúc sư từ Đại học Tokyo (University of Tokyo).
Võ Trọng Nghĩa sinh năm 1976 tại xã Phú Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, là con út trong một gia đình thuần nông có 7 anh chị em. Gia đình Nghĩa tuy nghèo, cha về hưu sớm, nhưng 7 anh em đều được học hành tử tế. Thuở nhỏ, Võ Trọng Nghĩa theo học ở trường cấp 1 Phú Thủy. Ngôi trường này làm bằng nhà tranh vách đất nên thường hay bị sập khi có bão. Chính vì thế nên Võ Trọng Nghĩa có quyết tâm xây trường tốt hơn để không bị sập nữa

Quá trình học tập và sự nghiệp kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa

Võ Trọng Nghĩa sinh năm 1976 tại xã Phú Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, là con út trong một gia đình thuần nông có 7 anh chị em. Gia đình Nghĩa tuy nghèo, cha về hưu sớm, nhưng 7 anh em đều được học hành tử tế. Thuở nhỏ, Võ Trọng Nghĩa theo học ở trường cấp 1 Phú Thủy. Ngôi trường này làm bằng nhà tranh vách đất nên thường hay bị sập khi có bão. Chính vì thế nên Võ Trọng Nghĩa có quyết tâm xây trường tốt hơn để không bị sập nữa.
Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, Võ Trọng Nghĩa thi đậu ba trường đại học là Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Xây dựng, và Đại học Kiến trúc Hà Nội, nhưng anh đã chọn Đại học Kiến trúc Hà Nội để theo học vì mong muốn thực hiện được ước mơ lúc nhỏ là thiết kế các ngôi trường thật chắc chắn để không bị sập như trường cũ của mình.
Năm 1996, anh nhận được học bổng Chính phủ Nhật để theo học tại khoa Kiến trúc Học viện Kỹ thuật Nagoya (Nagoya Institute of Technology). Năm 2002 Võ Trọng Nghĩa tốt nghiệp thủ khoa trường này[4][5], sau đó anh học tiếp và tốt nghiệp thạc sĩ hạng ưu của Đại học Tokyo vào năm 2004 với đề tài nghiên cứu về khí động học, gió và nước.
Anh học tiếp tiến sĩ, nhưng sau đó theo lời khuyên của giáo sư hướng dẫn, anh đã quay về Việt Nam, bỏ dở chương trình tiến sĩ. Trở về Việt Nam, anh sáng lập công ty Vo Trong Nghia Architects vào năm 2006. Anh đã phát triển thiết kế kiến trúc bền vững bằng cách tích hợp các vật liệu rẻ tiền ở địa phương và những kĩ năng truyền thống với mĩ học đương đại và các phương pháp hiện đại.
Đầu năm 2015, Võ Trọng Nghĩa nhận lời làm Giáo sư giảng dạy thiết kế kiến trúc tại Singapore University of Technology and Design (SUTD).

Giải thưởng uy tín của kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa

1999: Giải Vàng thiết kế dự thi của Tập đoàn Suzuki;
2002: Giải thưởng luận án tốt nghiệp xuất sắc khoa Kiến trúc ĐH Công nghiệp Nagoya; Giải thưởng Hội Kiến trúc sư Nhật Bản vùng Toukai.
2003: Giải thưởng Luận văn đặc biệt của Hội Kiến trúc sư Rotary.
2004: Giải thưởng luận án Thạc sĩ xuất sắc của khoa Xây dựng ĐH Tổng hợp Tokyo (Furuichi Award); Giải đặc biệt cuộc thi Tôn vinh thành phố do Tạp chí Quy hoạch và Công ty Ashui tổ chức nhằm hưởng ứng chương trình “Lễ kỷ niệm các thành phố” do Hiệp hội Kiến trúc sư thế giới (UIA) phát động.
2005: Giải thưởng cao quý của Nhật Bản – Tổng trưởng ĐH Tổng hợp Tokyo (Dean of The University of Tokyo Award);
2006: Giải Nhất cuộc thi Quốc tế phương án Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM; Giải Nhất cuộc thi thiết kế Tòa soạn Báo Sài Gòn Giải Phóng.
2007: Giải Nhì giải thưởng Kiến trúc Quốc gia của Hội kiến trúc sư Việt Nam; Giải Nhì giải thưởng kiến trúc Quốc tế ở Mỹ cho các công trình bằng tre; Huy chương Vàng của Hội kiến trúc sư Châu á (Arcasia Awards); Đề cử giải thưởng AR Awards (Giải thưởng lớn nhất và danh giá nhất dành cho những kiến trúc sư trẻ nổi bật trên toàn thế giới).
2008: Giải Bạc Giải thưởng Holcim khu vực châu á – Thái Bình Dương; Giải thưởng Kiến trúc quốc tế IAA (International Architecture Award); Đề cử giải thưởng AR; Giải nhì Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia.
2009: Giải Bạc Holcim Arwards toàn cầu.[3]
Nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu 2014[9]
World Architecture Festival 2014 – Winner of “House”, “Hotel & Leisure” and “Education Future Projects” categories [10]
ARCASIA Building of the Year 2014 [11]
WAN 21 for 21 Awards 2012 [12]
Vietnamese Architect of the Year 2012

Các dự Dự án chọn lọc tiêu biểu – Một số công trình nổi tiếng của Võ Trọng Nghĩa:

– Quán cà phê Gió và Nước được hoàn thành vào tháng 1/2008 tại Bình Dương với diện tích khoảng 270m2. Thiết kế này được hoàn thiện trong 3 tháng, và đã đoạt huy chương vàng giải thưởng ARCASIA năm 2011, giải nhất Kiến trúc xanh tương lai 2011 và giải thưởng kiến trúc quốc tế (International Architecture Awards – IAA) của Mỹ năm 2009.
– Công trình Stacking Green (Nhà vườn xếp) tại Thành phố Hồ Chí Minh, hoàn thành 2011 đạt giải thưởng Kiến trúc Quốc tế của Mỹ (International Architecture Award), giải thưởng Kiến trúc xanh dành cho những thiết kế thân thiện với môi trường, giành huy chương vàng tại Festival Kiến trúc Thế giới và đoạt giải “Công trình của năm” ở hạng mục nhà ở, do tạp chí ArchDaily bình chọn.
– Triển lãm Việt Nam tại Milan Expo 2015
– Nhà trẻ Farming Kindergarten, ở Đồng Nai, Việt Nam
– Nhà cho cây (House for trees) ở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Năm 2020, Nhà xuất bản Mỹ thuật Hồ Nam, Trung Quốc xuất bản cuốn sách có tựa đề “Tính thẩm mỹ trong thiết kế kiến trúc của Võ Trọng Nghĩa -Tiếp cận vô hạn tới thiên nhiên”.
Là một kiến trúc sư nổi tiếng, vì vậy các thông tin của ông rất nhiều trên các tạp chí kiến trúc uy tín trong và ngoài nước:

Tham khảo

  1. ^ Nhandan Magazine
  2. a b Vo Trong Nghia Architects. “Vo Trong Nghia Architects”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2015.
  3. a b Quân Trần (19 tháng 7 năm 2009). “Người đi tìm bí mật của gió và nước”. Báo An ninh thủ đô. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2017.
  4. ^ “Võ Trọng Nghĩa và hành trình ‘đi tìm thất bại’ – VnExpress”. VnExpress – Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 9 tháng 2 năm 2016.
  5. ^ “Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa được vinh danh”. BaoQuangBinh. Truy cập 9 tháng 2 năm 2016.
  6. ^ Hoàng Ly (23 tháng 6 năm 2016). “Võ Trọng Nghĩa – Kiến trúc sư xanh, sùng bái thiền và kỳ dị nhất Việt Nam”. Báo Trí thức trẻ. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2017.
  7. ^ Kênh 14
  8. ^ Hoàng Ly (25 tháng 6 năm 2016). “Võ Trọng Nghĩa – Góc khuất ở những công trình nổi tiếng thế giới và cuộc sống khó tin của kiến trúc sư lừng danh”. Báo Trí thức trẻ. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2017.
  9. ^ http://www.baoquangbinh.vn/dan-tri-nhan-luc/201403/kien-truc-su-vo-trong-nghia-duoc-vinh-danh-lanh-dao-tre-toan-cau-2113897/
  10. ^ Wallis Simmons, Jake. “World Architecture Festival 2014: Vietnamese firm wins best building award”. CNN. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2015.
  11. ^ Stott, Rory. “Vo Trong Nghia Wins ARCASIA Building of the Year”. ArchDaily. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2015.
  12. ^ “L’architecte Trong Nghia lauréat du Prix Wan 21 for 21”. Le Courrier. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2015.
  13. ^ “Vo Trong Nghia named Vietnamese Architect of the Year”. World Architecture News. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2015.
  14. ^ http://news.zing.vn/Nhung-cong-trinh-ghi-dau-an-kien-truc-su-Vo-Trong-Nghia-post399402.html
  15. ^ “Vietnam Pavilion – Milan Expo 2015 / Vo Trong Nghia Architects”. ArchDaily. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2015.
  16. ^ “Farming Kindergarten / Vo Trong Nghia Architects”. ArchDaily. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2015.
  17. ^ “House for Trees / Vo Trong Nghia Architects”. ArchDaily. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2015.
  18. ^ “Ra mắt sách của kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa”. 16 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2017.
  19. ^ “Trung Quốc xuất bản sách về Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa”. Thanh niên. 22 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2020.

Quan điểm về thiền – KTS Võ Trọng Nghĩa: “Kiếp này kiến trúc sư chỉ là việc phụ..”

Hơn 40 năm không xem tivi, không dùng mạng xã hội, không tiệc sinh nhật, không dự đám lên nhà mới và gần như không đi đám cưới, tôn trọng người giữ giới hơn người thân không giữ giới… là một số nguyên tắc của KTS Võ Trọng Nghĩa. Anh tin rằng, việc bố thí – giữ giới – hành thiền là con đường đi đến giác ngộ. Trong đó, bố thí có phước ít hơn so với việc giữ giới, giữ giới có phước ít hơn so với hành thiền (thiền định và thiền tuệ; và hành thiền dựa trên nền tảng giữ giới).
Tại công ty Võ Trọng Nghĩa, tất cả nhân viên đều giữ 5 giới, hành thiền 2 tiếng/ ngày và người nào muốn hành thiền cả ngày thì vẫn được trả lương đầy đủ. Anh Nghĩa nói, chính nhờ phước đó, mà công ty vẫn hoàn thành các mục tiêu đề ra, đoạt nhiều giải thưởng kiến trúc tầm quốc tế… trong bối cảnh khó khăn chung vì dịch bệnh Covid-19.
Nguồn tham khảo: https://cafebiz.vn/kts-vo-trong-nghia-kiep-nay-kien-truc-su-chi-la-viec-phu-giu-gioi-hanh-thien-quan-trong-hon-20210221091010183.chn

Một số bài báo – thông tin chính thống về kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa:

Công ty kiến trúc Võ Trọng Nghĩa thắng giải Architecture Masterprize 2020 với 2 công trình

Công ty kiến trúc Võ Trọng Nghĩa (VTN Architects) tiếp tục có 2 công trình giành chiến thắng tại giải Architecture Masterprize 2020 (AMP) là Nocenco Cafe với hạng mục Dự án thiết kế nội thất của năm và Khách sạn Chicland tại hạng mục Nghỉ dưỡng.
Architecture Masterprize được thành lập từ năm 1985 bởi Tập đoàn Farmani, là một tổ chức quản lý, quảng bá nghệ thuật, thiết kế và kiến trúc trên toàn cầu.
Sứ mệnh của Giải thưởng Architecture Masterprize 2020(AMP) nhằm tôn vinh các thiết kế trong các lĩnh vực kiến trúc, thiết kế nội thất và kiến trúc cảnh quan với mục tiêu là đánh giá thành tựu của kiến trúc trên toàn thế giới từ năm 2007.
Mỗi thiết kế gửi đến sẽ được đánh giá và lựa chọn bởi hội đồng Ban Giám Khảo (AMP) – thành lập bởi các Kiến trúc sư nổi tiếng, uy tín và các dự án chiến thắng đã được chọn trên 42 hạng mục.
Công ty kiến trúc Võ Trọng Nghĩa (VTN Architects) có công trình Nocenco Café giành chiến thắng trong hạng mục “Không gian công cộng” và đặc biệt hơn khi được lựa chọn là dự án “Thiết kế nội thất của năm” (Interior Design of the year) – mỗi năm chỉ có duy nhất một công trình đoạt giải thưởng này. Ngoài ra, trong hạng mục “Nghỉ dưỡng”, dự án Khách sạn Chicland ở Đà Nẵng cũng giành chiến thắng.

1. Nocenco Cafe: Dự án thiết kế nội thất của năm

Thông tin công trình:

  • Kiến trúc sư chủ trì:Võ Trọng Nghĩa, Nguyễn Tất Đạt
  • Nhóm thiết kế: Tô Quang Cầm, Lê Hoàng Tuyết Ngọc, Takahito Yamada
  • Tình trạng: 05.2018
  • Địa điểm: TP. Vinh, Nghệ An, Việt Nam
  • Tổng diện tích sàn: 687m2
  • Nhiếp ảnh: Triệu Chiến

Thuyết minh của KTS:
Công trình cải tạo này bao gồm tầng áp mái và tầng mái của một tòa nhà được xây dựng bằng bê tông, tọa lạc ngay trung tâm thành phố Vinh – một thành phố thuộc bắc trung bộ Việt Nam. Phong cách quán cafe sân vườn cho những tâm hồn yêu thiên nhiên. Không phải tự nhiên mà kiểu thiết kế sân vườn lại chiếm được cảm tình của nhiều người

Sau khi nghiên cứu một số loại vật liệu địa phương như gạch, đá, gỗ…chúng tôi chọn tre làm vật liệu chủ đạo cho công trình. Từ kinh nghiệm thực tế chúng tôi biết tre rất dễ dàng khai thác trong khí hậu nhiệt đới, tiết kiệm thời gian thi công và kinh phí.

Bản chất của việc sử dụng tre trong dự án này là ”sự nhẹ nhàng”. Tre có thể được nâng lên bởi vài công nhân hay dễ dàng vận chuyển lên cao bằng cẩu. Ngoài ra, việc lắp đặt kết cấu tre mà không cần bất cứ kết cấu phụ trợ nào là điều hoàn toàn khả thi.

Tại tầng 7 (tầng áp mái), các cột bê tông kết cấu hiện hữu được bao phủ bằng tre và biến nó thành một yếu tố để tạo nên chất lượng không gian. Trần nhà cũng được bao phủ bằng tre đan tiếp nối từ cột, nên mọi người  có thể nhận ra được không gian này ngay cả khi đi trên đường phố.

Có 10 cột bê tông được bao phủ bởi tre và 4 cột tre khác được thêm vào. Chúng sẽ phân chia một cách nhẹ nhàng thành các không gian riêng tư khác nhau. Không gian như một hang động không thể trải nghiệm hết từ một góc nhìn, nhưng mỗi vị trí đều có tầm nhìn thoáng đãng ra thành phố xung quanh.

Cấu trúc vòm lớn trên mái có thể nhìn thấy từ nhiều nơi trong thành phố. Không gian này được tạo ra như là nơi cho các cư dân của thành phố Vinh tìm đến, hội họp. Sự kết hợp khối vòm và 2 hành lang hình chữ nhật trên tầng mái vừa vặn với mặt bằng hình chữ L hiện hữu. Các khối hành lang vòm này tạo khung nhìn về phía sân vận động thành phố và cảnh quan đô thị tuyệt đẹp.

2. Khách sạn Chicland: Chiến thắng trong hạng mục Nghỉ dưỡng

Thông tin công trình:

  • Kiến trúc sư chủ trì: Võ Trọng Nghĩa
  • Nhóm thiết kế: Ngô Thùy Dương, Nguyễn Văn An, Mai Lan Chi, Takashi Niwa, Koji Yamamoto
  • Tình trạng: 03.2019
  • Địa điểm: Đà Nẵng, Việt Nam
  • Tổng diện tích sàn: 10495.45 m2
  • Nhiếp ảnh: Oki Hiroyuki, Ha Tien Anh

Thuyết minh của KTS:
Tọa lạc trên bãi biển Mỹ Khê, Đà Nẵng – là thành phố biển nổi tiếng thế giới của Việt Nam, toàn bộ khách sạn 21 tầng nổi gồm 153 phòng được bao phủ bởi cây xanh lấp đầy các mặt tựa như một công viên thẳng đứng.

Tầng trệt là quán café – nơi mọi người có thể phóng tầm nhìn ra bãi biển, trong khi đó du khách sẽ nhận phòng tại sảnh tầng 2 của khách sạn. Thách thức đặt ra cho chúng tôi là làm sao có thể thiết kế một khách sạn có điểm nhấn độc đáo, mang hơi hướng của resort nhằm mang đến một kì nghỉ thoải mái, hòa hợp với thiên nhiên cho du khách.

Để đạt được điều đó, chúng tôi đã thiết kế hệ thống bồn cây xanh chạy so le xung quanh 3 mặt của khách sạn. Một hồ bơi, sky bar trên sân thượng sẽ giới thiệu cho các bạn một bức tranh toàn cảnh về bãi biển tuyệt đẹp để ngắm mặt trời mọc hay ngắm hoàng hôn trên biển.

Ngoài ra, toàn bộ không gian nội thất bên trong khách sạn được trang trí bằng những vật liệu địa phương như đá cát, đá bazan, mây tre đan… kết hợp cùng những mảng xanh thực vật giúp du khách như được lạc vào miền nhiệt đới của biển, nắng, gió và cây.

Công trình “Khách sạn Chicland” là một điển hình của “Urban resort” – một khu nghỉ dưỡng tuyệt vời giữa lòng thành phố, nơi con người và thiên nhiên được hòa hợp.
Xem thêm ảnh:

Farming Kindergarten / VTN Architects

Mô tả văn bản do các kiến ​​trúc sư cung cấp. Trong lịch sử, Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp đang phải đối mặt với những thay đổi khi chuyển sang nền kinh tế dựa trên sản xuất, gây ảnh hưởng đến môi trường. Hạn hán, lũ lụt và nhiễm mặn gia tăng gây nguy hiểm cho nguồn cung cấp lương thực, trong khi rất nhiều xe máy gây ra tắc nghẽn hàng ngày và ô nhiễm không khí ở các thành phố. Đô thị hóa nhanh chóng làm mất đi những mảnh đất và sân chơi xanh của trẻ em Việt Nam, do đó mối quan hệ với thiên nhiên.

Lưu hình ảnh này!

© Gremsy

© Gremsy
 

Farming Kindergarten là một thách thức để chống lại những vấn đề này. Nằm cạnh một nhà máy sản xuất giày lớn và được thiết kế cho 500 con công nhân của nhà máy, tòa nhà được hình thành như một mái nhà xanh liên tục, mang đến trải nghiệm thực phẩm và nông nghiệp cho trẻ em, cũng như một sân chơi rộng lớn trên bầu trời.

Lưu hình ảnh này!

Sơ đồ tầng trệt

Sơ đồ tầng trệt
 

Mái nhà màu xanh lá cây là hình ba vòng được vẽ bằng một nét đơn, bao quanh ba sân bên trong làm sân chơi an toàn. Gần đây, một vườn rau thử nghiệm đã được hiện thực hóa trên đỉnh của nó. Năm loại rau khác nhau được trồng trong khu vườn rộng 200m2 để phục vụ giáo dục nông nghiệp.

Lưu hình ảnh này!

© Hiroyuki Oki

© Hiroyuki Oki
 

Tất cả các chức năng được đáp ứng dưới mái nhà này. Khi mái nhà hạ thấp xuống sân, nó cung cấp lối đi lên tầng trên và vườn rau ở trên cùng – nơi mà trẻ em học được tầm quan trọng của nông nghiệp và phục hồi kết nối với thiên nhiên.

Lưu hình ảnh này!

© Hiroyuki Oki

© Hiroyuki Oki
 

Các chiến lược môi trường

Tòa nhà được tạo thành từ một dải hẹp liên tục với hai cửa sổ có thể mở ra hai bên giúp tối đa hóa khả năng thông gió chéo và chiếu sáng tự nhiên. Ngoài ra, các phương pháp tiết kiệm năng lượng cơ học và kiến ​​trúc được áp dụng toàn diện bao gồm nhưng không giới hạn: mái xanh làm vật cách nhiệt, mặt tiền xanh làm bóng râm và nước nóng năng lượng mặt trời. Những thiết bị này được thiết kế trực quan và đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục bền vững cho trẻ em. Nước thải của nhà máy được tái chế để tưới cây xanh và dội nhà vệ sinh.

Lưu hình ảnh này!

© Hiroyuki Oki

© Hiroyuki Oki
 

Do đó, trường mẫu giáo được vận hành mà không có máy điều hòa nhiệt độ trong các phòng học mặc dù nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới khắc nghiệt. Theo hồ sơ sau khi lấp đầy được công bố 10 tháng sau khi hoàn thành, tòa nhà tiết kiệm 25% năng lượng và 40% nước ngọt so với hiệu suất ban đầu của tòa nhà, giảm chi phí vận hành đáng kể.

Lưu hình ảnh này!

Chiến lược môi trường

Chiến lược môi trường
 

Tiết kiệm chi phí

Tòa nhà được thiết kế dành cho con em công nhân nhà máy có thu nhập thấp nên kinh phí xây dựng khá hạn chế. Do đó, việc kết hợp các vật liệu địa phương (ví dụ như gạch, ngói) và các phương pháp xây dựng công nghệ thấp được áp dụng cũng giúp giảm thiểu tác động đến môi trường cũng như thúc đẩy ngành công nghiệp địa phương. Nhờ khung cứng đơn giản với vật liệu tiết kiệm, chi phí xây dựng trên một mét vuông chỉ 500 USD bao gồm cả phần hoàn thiện và thiết bị, rẻ cạnh tranh ngay trong thị trường Việt Nam.

Lưu hình ảnh này!

© Hiroyuki Oki

© Hiroyuki Oki

Nhà hàng Vedana / VTN Architects

Mô tả văn bản do các kiến ​​trúc sư cung cấp. Nằm ẩn mình ở rìa Cúc Phương, một khu rừng nằm dưới chân núi và thảm thực vật đa dạng, Nhà hàng Vedana là một phần của quy hoạch tổng thể của Vedana Resort. VTN Architects đã phụ trách cả hai dự án. Khu nghỉ dưỡng được thiết kế với sức chứa lên đến 1350 người trong 135 biệt thự, 5 căn hộ và 8 bungalow. Là một cấu trúc quan trọng, nhà hàng nằm ở trung tâm của khu nghỉ mát. Không gian được sử dụng để ăn uống cả ngày nhưng có thể được chuyển đổi để tổ chức các sự kiện lớn hơn như đám cưới, trong số các mục đích khác.

Lưu hình ảnh này!

© Hiroyuki Oki

© Hiroyuki Oki
 
Lưu hình ảnh này!

Kế hoạch

Kế hoạch
 
Lưu hình ảnh này!

© Hiroyuki Oki

© Hiroyuki Oki
 

Mái nhà hình tròn ba đầu hồi, rộng tới 1050 mét vuông, được ghép từ hai mái hình vành khuyên xếp chồng lên nhau và một mái vòm trên cùng, được tách ra tương ứng bằng các dải sáng. Bán kính lớn nhất khoảng 18 m trong khi chiều cao của cấu trúc là gần 16 m, trở thành cấu trúc tre cao nhất của VTN Architects cho đến nay. Mái nhà bậc thang, lấy cảm hứng từ kiến ​​trúc truyền thống, được làm từ 36 khung mô-đun trông giống như một cấu trúc nhiều tầng, nhưng chúng nằm trên một tầng duy nhất.

Lưu hình ảnh này!

© Hiroyuki Oki

© Hiroyuki Oki
 

Nhà hàng có vị trí đắc địa bên cạnh một hồ nước nhân tạo có chức năng điều hòa không khí tự nhiên. Việc tận dụng hồ là điều cần thiết liên quan đến thời tiết nóng ẩm vào mùa hè ở xã Cúc Phương nói riêng và miền Bắc Việt Nam nói chung.

Lưu hình ảnh này!

© Hiroyuki Oki

© Hiroyuki Oki
 
Lưu hình ảnh này!

Tiết diện

Tiết diện
 
Lưu hình ảnh này!

© Hiroyuki Oki

© Hiroyuki Oki
 

Ngoài ra, hồ còn là một hồ chứa khổng lồ để lưu trữ nước mưa và nước ngầm từ trên núi. Sau đó, hồ được sử dụng để tưới tiêu cho tất cả các loài thực vật trên khu đất rộng 16,4 ha, bao gồm khoảng 15000 cây hoa như một phần trong kế hoạch dài hạn của khu nghỉ dưỡng. Nắm bắt được điều đó, nhà hàng nằm giữa rừng hoa của khu du lịch đó. Tầm nhìn hướng ra khu rừng nở hoa, những ngọn núi và hồ nước là hiện hữu đối với du khách ngay cả từ giữa cấu trúc hình ký túc xá.

Lưu hình ảnh này!

© Hiroyuki Oki

© Hiroyuki Oki
 

Nhờ tính mở của nhà hàng, không gian trong nhà dần dần đi lên không gian ngoài trời thông qua không gian bán ngoài trời, tạo ra trải nghiệm không gian phong phú cho du khách. Họ có thể cảm nhận được cả không gian bên trong và bên ngoài, cũng như bên trong của kiến ​​trúc tre và bên ngoài là núi và hồ cùng một lúc.

Lưu hình ảnh này!

© Hiroyuki Oki

© Hiroyuki Oki
 

Bình House / VTN Architects

Mô tả văn bản do các kiến ​​trúc sư cung cấp. Trong quá trình đô thị hóa nhanh chóng, các thành phố ở Việt Nam đã khác xa với nguồn gốc của chúng là không gian xanh nhiệt đới mật độ thấp. Các khu đô thị mới phát triển đang mất dần sự kết nối với thiên nhiên. Bình house của Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa (VTN Architects) là một trong những dự án trong chuỗi “Ngôi nhà cho cây”, một thiết kế nhà ở nguyên mẫu, cung cấp không gian xanh trong khu dân cư mật độ cao.

Lưu hình ảnh này!

Góc nhìn cá nhân

Góc nhìn cá nhân
 

The Inhabitants là một gia đình ba thế hệ. Do đó, thách thức là tạo ra không gian cho phép cư dân của nó tương tác và giao tiếp bất chấp sự khác biệt của họ.

Lưu hình ảnh này!

© Hiroyuki Oki

© Hiroyuki Oki
 

Các khu vườn nằm trên đỉnh của các không gian xếp chồng theo chiều dọc; được bao bọc bởi cửa kính trượt. Chiến lược này không chỉ cải thiện vi khí hậu bằng cách sử dụng hệ thống thông gió tự nhiên và ánh sáng ban ngày trong mỗi phòng, mà các lỗ mở xếp xen kẽ nhau còn giúp tăng khả năng quan sát và tương tác giữa các thành viên trong gia đình.

Lưu hình ảnh này!

Kế hoạch cấp độ 1

Kế hoạch cấp độ 1
 
Lưu hình ảnh này!

Kế hoạch cấp độ 2

Kế hoạch cấp độ 2
 

Phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ, phòng làm việc liên tục được mở ra. Từ một phòng, tầm nhìn của mọi người có thể vươn xa tới các phòng khác thông qua khu vườn.

Lưu hình ảnh này!

© Quang Đàm

© Quang Đàm
 

Các khu vực phục vụ như nhà bếp, phòng tắm, cầu thang và hành lang được bố trí ở phía Tây để hạn chế bức xạ nhiệt tiếp xúc với các khu vực thường xuyên có người ở. Sự thay đổi theo chiều dọc của các không gian tạo ra sự chênh lệch áp suất lệch nhau. Do đó, khi các ngôi nhà xung quanh được xây dựng, hệ thống thông gió tự nhiên vẫn được duy trì. Nhờ những chiến lược thụ động này, ngôi nhà luôn mát mẻ trong khí hậu nhiệt đới. Hệ thống điều hòa không khí ít được sử dụng.

Lưu hình ảnh này!

© Hiroyuki Oki

© Hiroyuki Oki
 

Những khu vườn trên mái có những cây lớn để che nắng, do đó làm giảm nhiệt độ trong nhà. Rau cũng có thể được trồng để phục vụ nhu cầu hàng ngày của cư dân. Giải pháp canh tác thẳng đứng này phù hợp với nhà ở mật độ cao đồng thời cũng góp phần vào lối sống của người Việt Nam.

Lưu hình ảnh này!

Kế hoạch cấp độ 3

Kế hoạch cấp độ 3
 
Lưu hình ảnh này!

© Hiroyuki Oki

© Hiroyuki Oki
 
Lưu hình ảnh này!

Kế hoạch mái nhà

Kế hoạch mái nhà
 

Sử dụng các vật liệu bền vững như đá tự nhiên, gỗ, bê tông lộ thiên kết hợp với vi khí hậu, ngôi nhà này giảm đáng kể chi phí vận hành và bảo trì. Đến nay, cư dân chưa bao giờ sử dụng AC có nội thất. Công trình kiến ​​trúc không chỉ đáp ứng công năng, thẩm mỹ mà còn là phương tiện kết nối con người với con người, con người với thiên nhiên.

Lưu hình ảnh này!

© Quang Đàm

© Quang Đàm
 

Được xuất bản lần đầu vào ngày 12 tháng 4 năm 2017

Công trình đỉnh cao của KTS Võ Trọng Nghĩa đạt giải kiến trúc danh giá: Tòa nhà “thủy tinh” kết hợp cây xanh, tối ưu hóa điều kiện khí hậu và tầm nhìn giữa lòng thành phố

Với sự kết hợp hài hòa của các khối kính và cây xanh, ban ngày không gian bên trong có ánh sáng lý tưởng, khí hậu điều hòa. Ban đêm, nó biến thành một hộp đèn độc đáo chiếu sáng cả khu phố.

Tọa lạc tại một khu vực mới phát triển ở Thành phố Hồ Chí Minh, công trình là trụ sở chính và phòng trưng bày của một tập đoàn chuyên sản xuất kinh doanh thiết bị điện và vật tư xây dựng với mong muốn thể hiện dấu ấn riêng của mình như một biểu tượng mới trong khu vực. Tổng diện tích sàn của công trình là 1.990 m2.

Công trình đỉnh cao của KTS Võ Trọng Nghĩa đạt giải kiến trúc danh giá: Tòa nhà thủy tinh kết hợp cây xanh, tối ưu hóa điều kiện khí hậu và tầm nhìn giữa lòng thành phố - Ảnh 1.

Tòa nhà được hình thành bởi các khối hộp thủy tinh xếp xen kẽ nhau và tạo thành những khoảng sân trên mái để trồng cây xanh. Mặt tiền tòa nhà hoạt động như một bộ lọc tối ưu hóa điều kiện khí hậu và cảm quan thị giác.

Công trình đỉnh cao của KTS Võ Trọng Nghĩa đạt giải kiến trúc danh giá: Tòa nhà thủy tinh kết hợp cây xanh, tối ưu hóa điều kiện khí hậu và tầm nhìn giữa lòng thành phố - Ảnh 2.

Ban ngày, nó hạn chế ánh nắng trực tiếp chiếu vào, tạo ra môi trường ánh sáng lý tưởng bên trong. Ngược lại, vào ban đêm, nó biến thành một hộp đèn chiếu sáng khu phố. Những khối thủy tinh ở mặt tiền làm giảm sự truyền nhiệt do tính chất hấp thụ nhiệt của vật liệu thấp, góp phần tiết kiệm năng lượng hơn so với mặt tiền bằng kính thông thường.

Công trình đỉnh cao của KTS Võ Trọng Nghĩa đạt giải kiến trúc danh giá: Tòa nhà thủy tinh kết hợp cây xanh, tối ưu hóa điều kiện khí hậu và tầm nhìn giữa lòng thành phố - Ảnh 3.

Do mật độ xây dựng xung quanh sẽ tăng cao trong tương lai gần, các khối kính còn có tác dụng làm mờ và dịu đi tầm nhìn ra bên ngoài, đồng thời việc trồng cây cũng mang đến không gian xanh cho toàn bộ tòa nhà.

Dự án này được thiết kế hướng tới sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, mang đến một môi trường làm việc tốt hơn. Tận dụng lợi thế vị trí dễ nhìn, công trình được kỳ vọng sẽ trở thành một ví dụ điển hình cho kiến trúc bền vững.

Công trình đỉnh cao của KTS Võ Trọng Nghĩa đạt giải kiến trúc danh giá: Tòa nhà thủy tinh kết hợp cây xanh, tối ưu hóa điều kiện khí hậu và tầm nhìn giữa lòng thành phố - Ảnh 4.

Công trình có 10 tầng bao gồm phòng trưng bày ở 6 tầng dưới và văn phòng ở 4 tầng trên.. Không giống như những phòng trưng bày bình thường khác, công trình được yêu cầu một khu vực chung để phục vụ như một nền tảng cho cộng đồng và hoạt động sáng tạo.

Công trình đỉnh cao của KTS Võ Trọng Nghĩa đạt giải kiến trúc danh giá: Tòa nhà thủy tinh kết hợp cây xanh, tối ưu hóa điều kiện khí hậu và tầm nhìn giữa lòng thành phố - Ảnh 5.

Do đó, không gian được thiết kế để hòa nhập, không bị ngăn cách bởi tường hoặc sàn và có một số yếu tố kiến trúc độc đáo.

Công trình đỉnh cao của KTS Võ Trọng Nghĩa đạt giải kiến trúc danh giá: Tòa nhà thủy tinh kết hợp cây xanh, tối ưu hóa điều kiện khí hậu và tầm nhìn giữa lòng thành phố - Ảnh 6.

Lối vào được thiết kế với hình thức không gian mở phô bày các hoạt động bên trong để thu hút người đi đường. Ngay sau lối vào là khu đa chức năng, nơi có thể tổ chức nhiều sự kiện và triển lãm.

Hệ cầu thang nằm trong khoảng thông tầng, xuyên qua các bản sàn, làm tăng tính tương tác giữa các khu vực chung và các không gian trưng bày.

Công trình đỉnh cao của KTS Võ Trọng Nghĩa đạt giải kiến trúc danh giá: Tòa nhà thủy tinh kết hợp cây xanh, tối ưu hóa điều kiện khí hậu và tầm nhìn giữa lòng thành phố - Ảnh 7.

Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển nhanh chóng, các thành phố ở Việt Nam được phát triển mà không có tầm nhìn lâu dài hoặc chỉ chạy theo giá trị vật chất.

Công trình đỉnh cao của KTS Võ Trọng Nghĩa đạt giải kiến trúc danh giá: Tòa nhà thủy tinh kết hợp cây xanh, tối ưu hóa điều kiện khí hậu và tầm nhìn giữa lòng thành phố - Ảnh 8.

Tuy nhiên, cuối cùng, điều đó gây ra sự lãng phí và tác hại xấu đến môi trường. Thách thức của dự án là nâng cao tính bền vững và chất lượng xây dựng, hướng tới kiến trúc có thể tồn tại hàng trăm năm.

Công trình do Công ty kiến trúc Võ Trọng Nghĩa (VTN Architects) thiết kế và là sản phẩm đạt giải thưởng hạng mục Kiến trúc thương mại tại AMP 2021. Cũng ở giải thưởng này, công ty của KTS Võ Trọng Nghĩa cũng đạt giải thưởng cao nhất “Công ty kiến trúc của năm – Architectural Firm of the year Award”.

The Architecture Masterprize – “Giải thưởng Công ty của năm – Firm of the year” là giải thưởng cao nhất, mỗi năm chỉ chọn một Công ty kiến trúc duy nhất trên thế giới trao thưởng cho sự xuất sắc trong truyền cảm hứng và sáng tạo của các công ty thiết kế Kiến trúc, nội thất và cảnh quan trên toàn cầu.
Năm nay, Giải thưởng “Công ty Kiến trúc của năm – Architectural Firm of the Year” danh giá duy nhất được được Nhóm AMP và Ban giám khảo uy tín được trao cho Công ty Kiến trúc Võ Trọng Nghĩa dựa các khía cạnh của Thiết kế xuất sắc, sự đổi mới, sự đóng góp và chuyên môn trong suốt quá trình phát triển của công ty.
Nguồn: Võ Trọng Nghĩa Architects
Ảnh: Hiroyuki Oki

Tham khảo thêm công trình và thông tin của một số KTS danh tiếng:

> Xem thêm: kiến trúc sư bill bensley
> Xem thêm: le corbusier
Xem thêm: Ando Tadao
>> Xem thêm: Zaha Hadid